Tìm Hiểu Giáp Ất Trong Văn Hóa Của Người Hàn Quốc

Giống như một số quốc gia châu Á, người dân Hàn Quốc cũng đặt tên các năm dựa trên danh sách 12 con giáp và bảng chu kỳ 60 Can Chi. Theo hệ thống này, năm nay là năm Tân Sửu và theo chữ Hán của Hàn Quốc nghĩa là “Con bò trắng”, thay vì con trâu như ở Việt Nam.

 


Năm nay là Tân Sửu và theo chữ Hán của Hàn Quốc nghĩa là “Con bò trắng”, thay vì con trâu như ở Việt Nam.

Con vật của năm nay là biểu tượng của sự tin cậy và thoải mái.

Người tuổi Sửu là hiện thân của sự siêng năng và kiên định.

Tại Hàn Quốc, con bò có liên quan mật thiết đến cuộc sống của người nông dân. Không chỉ là gia súc, con bò đã trở thành thành viên của gia đình Hàn Quốc. Chúng còn được gọi là “két sắt” vì người nông dân có thể bán đi khi có việc khẩn cấp.

Sừng bò được sử dụng để làm đồ thủ công, đồ trang trí, cung tên truyền thống thường được sử dụng dưới triều đại Joseon.

Da bò dung để may quần áo và dụng cụ truyền thống, mỡ bò có thể bào chế thuốc.

Thậm chí, theo nhiều chuyên gia, đại dịch COVID-19 có thể sớm qua đi trong năm Tân Sửu.

Ông Jung Yon-hak – Quản lý Bảo tàng dân gian quốc gia Hàn Quốc, cho biết: “Năm nay là năm tân sửu, nghĩa là bò trắng. Màu trắng tượng trưng cho ánh sáng và mặt trời, … có thể được dùng để xua đuổi ma quỷ. Với sức mạnh của con bò trắng, tôi tin rằng dịch bệnh COVID-19 có thể bị đẩy lùi.”

Trung Quốc cổ đại cũng coi gia súc là một vật nuôi rất quan trọng.


Trung Quốc cổ đại cũng coi gia súc là một vật nuôi rất quan trọng.

Có thể thấy điều này qua hai hiện vật văn hóa được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Hai hiện vật này đến từ Bảo tàng Thượng Hải, Trung Quốc trong khuôn khổ triển lãm giao lưu đặc biệt giữa hai nước.

Bà Oh Se-eun – Quản lý Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, nói: “Có rất nhiều câu nói và phong tục cổ liên quan đến con bò ở cả hai quốc gia. Cả hai quốc gia đều mong muốn thịnh vượng bằng cách tạo hình con bò. Người Hàn Quốc đặt biểu tượng con bò trước một ngôi làng và người Trung Quốc tạo hình trâu trên đất”

Có một câu nói cho rằng, “chậm mà chắc”. Đặc biệt trong những thời điểm như thế này khi đại dịch khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và mất kiên nhẫn, đi với tốc độ chậm nhưng cần mẫn như một con bò có thể giúp chúng ta có thể quay trở lại cuộc sống bình thường mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *